SƠN PU LÀ GÌ ? QUY TRÌNH SỬ DỤNG SƠN PU ?

Sơn PU là gì ? Sử dụng Sơn PU như thế nào ? Mua Sơn PU ở đâu HCM ? Mua Sơn PU ở đâu tốt, uy tín hiện nay ? Cần mua  PU tại HCM ?Muốn mua  PU giá tốt ở đâu ? Mua  PU số lượng lớn ở đâu tốt ?  công ty Cung cấp PU lớn ở HCM ? PU giá sỉ HCM. Công ty Netpa ? Công ty hóa chất Netpa HCM ? Công ty hóa chất HCM ? Công ty bán hóa chất lớn ở HCM ? Công ty hóa chất uy tín ? Công ty netpa? Hóa chất Netpa ? SơnPU Netpa ? Dung môi Netpa ? Sơn Nội Thất tốt HCM ? Sơn Ngoại Thất tốt ở đâu HCM ? Sơn PU giá sỉ ở đâu HCM ? Cửa hàng sơn PU ?

SƠN PU LÀ GÌ ? 

Sơn PU tên tiếng anh là Polyurethane. Đây là một loại sơn có khá nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày.

Sơn PU tồn tại ở 2 dạng chính là dạng cứng và dạng bọt, dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như tủ, giường, bàn, ghế,…

Đối với dạng bọt sơn PU dạng bọt dùng để làm nệm mút trong các loại ghế ngồi như ghế ngồi trong xe hơi. Ngoài ra dạng bọt còn được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

Sơn PU là loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất có thể. Sơn PU có 3 loại thành phần chính:

  • Sơn lót PU: nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm của mặt gỗ để màu sơn đẹp hơn khi phun lên sản phẩm.
  • Sơn màu PU: tùy vào nhu cầu của khách hàng nhưng đa số sơn PU cho gỗ đầu có pha màu dù ít hay nhiều để tại độ đẹp cho sản phẩm.
  • Sơn bóng PU/ Sơn mờ PU ( 50% – 75% – 100% ): đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng cho bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ. Sơn bóng gỗ sẽ làm gỗ luôn bóng như mới, không thấm nước và dễ lau chùi hơn.

Sơn PU là một loại nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong nội thất, nó giúp tăng giá trị của món đồ nội thất lên cao hơn và cũng một phần giúp cho đồ gỗ được bảo quản tốt hơn. Hy vọng với kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết loại sơn PU này.

QUY TRÌNH SƠN PU :

  •  Bước 1 : Sau khi chà nhám đạt yêu cầu, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột. Tuy nhiên phần lớn đối với hệ sơn Pu đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt. Khi thực hiện bã bột, cũng cần chú ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không? Nếu có thì bột bã phải là bột màu ( thông thường bột đen hoặc nâu). Việc thực hiện bước bã bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt.  Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.
  • Bước 2 : Vì nền gỗ có những điểm khác biệt so với kim loại là màu của nó không đồng nhất nên cần phải có các bước chỉnh sửa màu nền của gỗ. Việc pha màu phụ thuộc vào mẫu màu cũng như loại gỗ đang sử dụng.
  • Bước 3 : Sơn lót lần . Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỷ lệ 2 :1 : 3 (2 lót  : 1 cứng : 3 xăng) ==> Tỷ lệ này cũng có thể gia, giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sữa chữa. Ở bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ. Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và đã thực  hiện tốt bước bã bột trước đây, thì có thể chỉ cần một bước sơn lót để giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công. Từng bước sơn lót cần phải chà nhám, trám trét các khuyết tật còn lại.
  • Bước 4: Sơn màu lần 1. Việc pha màu do thợ sơn có kinh nghiệm quyết định. Để tránh màu không đều hoặc quá đậm,  sơn màu lần một này chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu.
  •  Bước 5 : Sơn màu lần 2, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu . Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. Ở bước này cần bố trí thợ sơn có kinh nghiệm để thực hiện
  •  Bước 6 : Sơn lót lần 2. Lớp sơn này chỉ cần vừa đủ mỏng để giữ lớp màu không bị bong tróc khi chà nhám, cũng như trám trét các khuyết tật còn lại, lần sơn lót này, sau khi chà nhám phải đạt 100% bề mặt và không còn các khuyết tật. Chà nhám đạt yêu cầu, kiểm tra hoàn thiện các khuyết tật nếu có lần cuối trước khi sơn phủ (bóng hoặc mờ)
  • Bước 7: Phun sơn phủ (bóng hoặc mờ) tùy theo mẫu sơn mà chọn sơn phủ (bóng hoặc mờ) thích hợp. Thường thì tỷ lệ pha cúng phải theo tỷ lệ 2 :1 :3 (2 sơn phủ + 1 cứng + 2,5 hoặc 3 dung môi) Tỷ lệ pha này có thể gia giảm hoặc thêm các phụ gia khác tùy theo điều kiện thời tiết và kinh nghiệm của thợ sơn. Lưu ý, ngoài sự cố nỗi bọt với lớp lót thì nếu trong buổi tối, sáng sớm, lúc trời có nhiều sương mù màng sơn bóng rất dễ bị mờ do bão hòa hơi nước trên bề mặt sơn, vì vậy cần pha thêm phụ gia để làm chậm tốc độ bay hơi. Đây là lớp sơn hoàn thiện quyết định rất nhiều đến chất lượng của lớp sơn nên người thợ cần có kinh nghiệm khi thực hiện bước này. Điều kiện phòng sơn phải đạt yêu cầu không có bụi bẩn, nhất là đối với các sản phẩm sơn yêu cầu có độ bóng cao

One thought on “SƠN PU LÀ GÌ ? QUY TRÌNH SỬ DỤNG SƠN PU ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!